5 PHƯƠNG PHÁP "ĐỌC SÂU, NHỚ LÂU" đã được chính mình (và khoa học) kiểm chứng Sau hơn 3 năm kinh nghiệm “yêu sách”, đây là 5 phương pháp mình tin sẽ giúp các bạn đọc sách hiệu quả hơn
1. Hãy thêm các khoảng nghỉ lúc đọc: Bạn không cần phải đọc một mạch một cuốn sách trong một ngày, mà không cho não bộ thời gian nghỉ để “tiêu hóa” nó. Trong khoa học về học tập, có một hiệu ứng là “spacing effect” - chỉ ra rằng chúng ta học tốt hơn khi học ngắt quãng thay vì là học liền mạch. Thế nên mấy trò quảng cáo “đọc 1 cuốn sách trong 1 ngày” cần xem lại tính đúng sai.
2. Đọc chủ động: Hãy vừa đọc vừa suy ngẫm và bình luận về những gì mình đã học. Nếu có bài tập nào trong sách thì hãy tìm cách áp dụng nó trong đời sống thực tế, trước khi vội chuyển qua đọc cuốn khác.
3. Hạn chế sự sao nhãng khi đọc: Khi đọc sách cố gắng tắt hết thông báo điện thoại và ngồi ở một nơi yên tĩnh. Ưu tiên đọc sách giấy hoặc kindle hơn là điện thoại và máy tính. Làm như vậy sẽ giúp bạn tập trung tiếp thu kiến thức hơn.
4. Chia sẻ những gì bạn đọc với người khác: Bạn có thể chia sẻ với bạn bè, người thân về những kiến thức thú vị mình vừa học được, hoặc có thể viết bài cảm nhận về cuốn sách đó (như mình). Làm như vậy bạn vừa có cơ hội gia tăng dân trí, vừa được củng cố kiến thức mình vừa học, một mũi tên trúng quá nhiều con chim.
5. Không nhất thiết phải đọc theo thứ tự: Mẹo này chủ yếu áp dụng cho các cuốn sách tài liệu chuyên ngành hay sách giáo khoa. Thói quen đọc của chúng ta là đọc lần lượt các chương theo thứ tự từ đầu đến cuối, nhưng đôi khi thứ tự này không phù hợp với kiến thức nền của ta. Nên khi đang đọc không hiểu chỗ nào, bạn có thể lướt đến phần bạn cảm thấy hiểu hơn và đọc nó, sau đó mới quay lại những chỗ mình không hiểu. Như thế sẽ tránh được việc bạn thấy sách khó đọc rồi bỏ dở giữa chừng.