Hiện nay, việc ra quyết định mua hàng hay sử dụng một dịch vụ nào đó của khách hàng không còn là một quá trình tuyến tính nữa. Vì vậy các công ty ở Mỹ đã đưa ra môt khái niệm mới đó là CUSTOMER DECISION JOURNEY tạm dịch “Hành trình ra quyết định mua hàng”.
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH TRÌNH MUA HÀNG:
- Hành trình ra quyết định mua hàng sẽ không thúc ép đẩy khách hàng đi đến việc mua sản phẩm, dịch vụ (kiểu này là version cũ rồi) mà tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Mục tiêu là xây dựng một mối liên kết với khách hàng để họ trở thành những người mua hàng thường xuyên và mua hàng trở lại.
- Có một mức độ tiếp cận chính xác cao hơn: khách hàng có thể được phân loại rõ hơn và tiếp cận dựa trên nhiều thuộc tính và hành vi hơn chứ không chỉ là tên, địa chỉ email, số điện thoại.
- Có ít rào cản về thời gian và địa lý: Khách hàng có thể mua sắm thông qua trang web hoặc ứng dụng di động của thương hiệu thay vì phải đến cửa hàng vật lý.
- Khách hàng có thể tìm kiếm nhiều thương hiệu: thực tế, khách hàng mở rộng tìm kiếm chứ không thu hẹp số lượng thương hiệu mà họ cần xem xét trước khi mua hàng.
💥 6️⃣ GIAI ĐOẠN CỦA HÀNH TRÌNH MUA HÀNG:
- Xem xét (Consider) Người mua sẽ tham khảo và lựa chọn ra các một số thương hiệu khác nhau. Trong thời đại số hóa, giai đoạn này của hành trình đã được rút ngắn, vì các thương hiệu chủ động thu hút người tiêu dùng với thông tin phù hợp và có ích nhằm thúc đẩy khách hàng mua nhanh nhất.
- Đánh giá (Evaluate) Ở giai đoạn này, người tiêu dùng phân tích các thương hiệu khác nhau. Do khả năng truy cập thông tin tức thì giúp người mua nhanh chóng nghiên cứu các tùy chọn của họ, khách hàng so sánh các chỉ số giữa các thương hiệu. Thêm vào đó, vì việc tìm thấy nhiều lựa chọn trong tìm kiếm của họ rất dễ dàng, người tiêu dùng thường mở rộng tùy chọn của họ khi đánh giá, thay vì thu hẹp chúng như trước đây.
- Mua (Buy) Giai đoạn này bắt đầu khi khách hàng thực sự tiến hành mua sắm. Sự chuyển đổi sang thế giới số hóa đã làm cho giai đoạn này dễ dàng hơn nhiều đối với người tiêu dùng, với ít rào cản về thời gian và địa điểm cản trở giao dịch của họ.
- Trải nghiệm (Experience) Khách hàng bắt đầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ và tiếp tục hình thành ý kiến về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ khách hàng và các trải nghiệm khác với tương tác giữa thương hiệu và khách hàng.
- Ủng hộ (Advocate) Mỗi nhà tiếp thị đều muốn biến khách hàng thành "sứ giả của thương hiệu" - những người hài lòng đến mức họ kể với người khác về trải nghiệm tích cực của họ. Công nghệ, đặc biệt là di động và mạng xã hội, giúp cho việc này dễ dàng hơn bao giờ hết.
- Gắn kết (Bond) Sự trung thành của khách hàng được kích hoạt và củng cố. Các thương hiệu có thể sử dụng dữ liệu họ đã thu thập trong các giai đoạn khác của hành trình để cá nhân hóa trải nghiệm của từng khách hàng một cách nghiêm ngặt. Mối liên kết phát triển giữa khách hàng và thương hiệu được thiết kế để lôi kéo khách hàng trở lại với những lần mua sắm lặp lại hoặc thậm chí lớn hơn.