Activity
Mon
Wed
Fri
Sun
Dec
Jan
Feb
Mar
Apr
May
Jun
Jul
Aug
Sep
Oct
Nov
What is this?
Less
More

Memberships

WECOM (WEALTH COMPLETE)

Public • 28 • Free

16 contributions to WECOM (WEALTH COMPLETE)
Post ké bài Khắc phục vấn đề rỗng túi
Nguồn từ #lovehoctamly Vô tình rơi vào cái bẫy "tiêu dùng nhỏ" như việc mua trà sữa hàng ngày cũng có thể khiến hầu bao của nhiều người trống rỗng. Cách đây không lâu, một blogger nổi tiếng Trung Quốc đã chia sẻ danh sách số lần mua trà sữa trong một năm với 109 lần và tiêu tốn gần 4.000 tệ (14 triệu đồng). "Giá trị một tách trà sữa tích lũy theo thời gian có thể làm rỗng hầu bao mà bạn không hề hay biết", nữ blogger cảm thán. Cô so sánh một cốc trà sữa 16 tệ có thể mua được 8 chiếc cánh gà, gần 1,5 lạng thịt ba chỉ, 8 gói sữa nguyên chất hay 6 gói khăn ướt. "Không ngờ số tiền mua một cốc trà sữa lại có thể mua được nhiều thứ như vậy trong chi tiêu hàng ngày", blogger kết luận. Cô cũng thừa nhận vì đam mê tiêu dùng nhỏ mà bỏ qua tác động tiềm ẩn đối với tài chính cá nhân. Đây chính là "hiệu ứng trà sữa" - một hành vi tiêu dùng tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn những rủi ro kinh tế. Đó không chỉ là trà sữa, mà còn là cách nhiều người xử lý những chi tiêu nhỏ nhặt hàng ngày của mình. Triệu phú - người đồng sáng lập AE Wealth Management - David Bach (Mỹ) từng nói "tiêu dùng nhỏ" như bị điều khiển bởi một thế lực vô hình. Mỗi lần chỉ là một khoản nhỏ, nhưng lại tích lũy thành số tiền đáng kể. Bộ não của con người cũng dường như được lập trình để nhắm mắt làm ngơ trước chi phí nhỏ nhưng lại thường xuyên này. Theo nghiên cứu của giáo sư kinh tế người Mỹ gốc Ấn Abhijit Banerjee, người đoạt giải Nobel kinh tế 2019, nguyên nhân khiến mọi người mãi nghèo là do họ rơi vào "bẫy tiêu dùng nhỏ". Ví dụ mua những chiếc váy nhưng ít khi sử dụng, hoặc khi có đợt giảm giá lại mắc tâm lý sợ bỏ lỡ mà mua những thứ không thiết yếu. Thói quen tiêu dùng không hợp lý không chỉ mang đến khó khăn về tài chính mà khiến nhiều người chìm sâu trong lo lắng và hoảng sợ. "Thực tế việc mua bán chỉ mang lại niềm vui ngắn hạn, nhưng hệ lụy lâu dài là cảm giác cấp bách vì thiếu tiền và tự trách móc vì không thể kiềm chế", giáo sư nói. Ở khía cạnh tâm lý, khái niệm tiêu dùng này dần làm xói mòn sự hiểu biết và theo đuổi tự do tài chính của mỗi người, khiến họ bỏ lỡ những cơ hội quan trọng để tích lũy tài sản. Khi đã quen với việc chi tiêu nhỏ một cách thường xuyên và vô thức cũng có thể vô tình bỏ quên việc cải thiện chất lượng cuộc sống.
1
0
Tổng Kết 1 Tuần Làm Việc
Đừng để phút cuối cùng của cuộc đời bạn nhìn lại và bạn nhận ra rằng mình đã leo nhầm ngọn núi. Để đảm bảo bạn đang đi đúng mục tiêu cuộc đời của bạn, trong lộ trình mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, hãy dành thời gian để tổng kết hàng tuần, lên check list những việc bạn đã làm được, chưa làm được và những mục tiêu cần hoàn thành trong từng tuần, liên tục điều chỉnh hành động để hướng tới ĐÍCH mà bạn muốn đến. Dưới đây là những câu hỏi mà tôi dành thời gian ra trả lời hàng tuần. 1. Trong tuần qua, tôi đã học được điều gì mới? Nếu bạn gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi này, đã đến lúc phải thay đổi. Cho dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn vẫn nên học một cái gì đó mới mỗi tuần (nếu không phải mỗi ngày). Việc ngừng học tập sẽ khiến bạn ngừng phát triển. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc như sau: Mọi khó khăn trong cuộc sống đều được thành công giải quyết, thành công đến từ sự trưởng thành, sự trưởng thành đến từ học tập, việc học tập là do cá nhân mỗi người sắp xếp. Cá nhân tôi đặt ra mục tiêu phải học tập 1 giờ trên một ngày. 2. Chiến thắng lớn nhất của tôi trong tuần qua là gì? Việc suy ngẫm về những thành tích của bạn là một cách lành mạnh và mạnh mẽ để nâng cao sự tự tin của bạn. Bạn có thể ăn mừng cho chiến thắng này để ghi nhận sự nỗ lực của bản thân mình và lấy động lực cho hành trình tiếp theo. Những chiến thắng nho nhỏ nhưng liên tiếp chính là nguồn động lực mạnh mẽ để ta chiến thắng cả một cuộc chiến. 3. Khoảnh khắc nào trong tuần qua là đáng nhớ nhất và tại sao? Nó giúp bạn theo dõi các sự kiện đặc biệt, những cuộc trò chuyện có ý nghĩa và những khoảnh khắc quan trọng, những thứ bài học tâm đắc bạn đã ngộ ra, có tác động đến sự thay đổi điều gì đó trong cuộc sống của bạn. 4. Điều số 1 tôi cần hoàn thành trong tuần tới là gì? Việc thiết lập ưu tiên số một của bạn trước khi bắt đầu tuần mới sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu của mình trong suốt cả tuần. 5. Thời gian lãng phí lớn nhất vào tuần trước là gì? Việc biết được bạn đã lãng phí thời gian như thế nào trong tuần qua có thể giúp bạn tránh khỏi điều đó trong tuần này cũng như trong tương lai. Đừng để những người khác, những thứ kém quan trọng ăn cắp mất thời gian của bạn.
5
8
New comment Jul 5
0 likes • Jun 29
Em còn 5 ngày đọc cho hết cuốn sách trong chuỗi 21 ngày!!!! ***feeling possible**** 🙂‍↔️
0 likes • Jul 5
Tuần này của em kg đọc sách, kg tập thể dục, chỉ có đi ctac xong nằm thở mà thôi
Tôi Đã Dùng Cách Này Để Vượt Qua Lúc Bản Thân Thấy Chán Nản - Muốn Bỏ Cuộc
Bạn có giống tôi không??? Cứ lâu lại lại bị xuống tinh thần. 1 kiểu trạng thái áp lực, muốn buông xuôi. Bạn đã làm gì lúc rơi vào trạng thái như vậy? Ngày trước, mỗi khi cảm thấy chán nản và mệt mỏi, tôi thường ra ngoài, tìm một vài thứ mình thích: đi cafe một mình, đi nhà sách, mua cho bản thân bộ quần áo mới, tìm 1 cuốn sách mới, đi xem phim 1 mình, hay đi chơi ở đâu đó (cũng có thể là đi 1 mình); có lúc là ăn ..... ăn quá trời ăn! Có lúc thì khóc quá trời khóc.... Tôi phát hiện ra rằng mình đang dùng tiền để mua những thứ đồ vật chất, những dịch vụ bên ngoài để thoả mãn nhu cầu tâm lý và tinh thần của mình. Sau mỗi lần ấy, tinh thần có tiến bộ hơn 1 chút, xong sau đó lại vẫn bất ổn. Bởi vì dùng tiền vào lúc đang chán nản nên tiền ra khỏi túi nhanh chóng, cạn tiền thì lại lao đi mà làm. 🥹 Đi làm nhiều thì lại mệt mỏi, chán nản, về tới nhà cạn kiệt cả năng lượng, dễ cáu bẳn và chẳng thiết gì nữa. Vòng quay cứ thế tiếp diễn! Mới hôm qua, tôi lại cảm thấy mông lung vô định, nản lòng trong việc mình làm. Tôi đang làm thử thách với con về quay video trong 21 ngày - vậy mà hôm qua tự dưng động lực về 0. Tôi chán nản và dừng việc đăng video - mặc dù video đã có sẵn! Tôi lại rơi vào trạng thái muốn buông xuôi, muốn bỏ cuộc. Cảm thấy việc mình định làm sao mà khó vậy. Thôi cứ sống nhàn nhạt qua ngày, kiếm tiền vừa đủ tiêu, làm việc mình đang làm không phải tốt sao??? Việc gì phải nỗ lực, việc gì phải tự gồng mình lên mà làm??? Đột nhiên.... Tôi ko đi ra bên ngoài nữa. Tôi ngồi xuống, tĩnh tâm, quan sát đứa bé trong mình, quan sát hơi thở của mình, quan sát cái tâm con khỉ nhảy nhót của mình. Tôi chỉ quan sát, không phán xét. Tôi ôm ấp và bao dung với chính mình. Cho phép bản thân được tĩnh lặng... Cho phép bản thân được dừng lại nghỉ ngơi... Cho phép bản thân được bình tâm trở lại... Tôi cảm thấy bên trong mình đã đủ đầy. Không cần thúc ép, không cần vội vã. Thuận theo tự nhiên, bình thản bước tiếp. Mệt thì nghỉ ngơi, sau đó lại tiếp tục. Nghĩ vậy, tự nhiên năng lượng tràn về, tôi lại cảm thấy yêu đời, yêu người, yêu bản thân mình và lại có năng lượng để tiếp tục làm việc mà bản thân muốn làm. Chán nản, muốn bỏ cuộc tự dưng tan biến.
2
3
New comment Jun 29
Tôi Đã  Dùng Cách Này Để Vượt Qua Lúc Bản Thân Thấy Chán Nản - Muốn Bỏ Cuộc
0 likes • Jun 29
Đừng bỏ dở những gì đang làm nha chị
Hãy Để Tôi "Đá" vào "Mông" Của Bạn 😁
Hôm nay, hãy để tôi đá vào mông của bạn 1 phát nhé!!! Thuốc đắng giã tật, đòn đau nhớ đời, nhỉ! Bao lâu nay, sự trì hoãn, thoái thác, trốn tránh những việc cần phải làm khiến bạn đang dừng lại. Cuộc sống nhàm chán lặp lại qua ngày. Bạn phải có 1 cú hích. Trong kinh doanh người ta gọi là kick off. Bạn có muốn tôi "Đá 1 Phát vào Mông của Bạn"??? Ko tôi ko đá thật đâu. Tôi chỉ hình tượng việc đó bằng việc yêu cầu bạn tham gia 1 thử thách. Hãy bật dậy khỏi chỗ ngồi, viết xuống mục tiêu 3-6 tháng tới và chọn 1 việc mà bạn phải hoàn thành mỗi ngày. Chúng ta đã trì hoãn quá lâu, bạn có để ý: nửa năm của năm 2024 đã sắp trôi qua rồi. Bạn phải làm 1 thứ gì đó khác biệt cho mình đi chứ. Chẳng lẽ chúng ta cứ sống nhàn nhạt qua ngày??? Tôi từng đặt 1 câu hỏi trên mạng xã hội rằng: 1 cuộc đời đáng sống là như thế nào? 1 câu trả lời khiến tôi rất thoả mãn đó là: 1 cuộc đời đáng sống chính là từng ngày đáng sống. Bạn biết chính xác việc bạn phải làm. Bạn an yên và vững chãi trong từng bước đi của cuộc sống. Ko vội vã vì bạn biết đích đến. Còn nếu bạn chưa biết đích đến thì có vội vã để làm gì??? Trước đây khi chưa tìm ra được mục đích cuộc sống. Tôi thường loay hoay ko biết đi đâu về đâu. Sống để làm gì và sống thế nào? Tôi là ai? Tôi sẽ làm gì với cuộc đời này. Bây giờ tôi biết: tôi cần phải làm chủ cuộc đời của mình bằng việc: làm chủ nội tâm, làm sức khoẻ, làm chủ mối quan hệ, làm chủ tài chính của chính mình. Mình phải tự giúp mình trước khi giúp người khác. Nhiều chuyên gia khuyên rằng: để sống trọn vẹn 1 ngày, để quản trị thời gian tốt, bạn phải lập to do list (danh sách những việc cần làm). Nhưng việc bạn cần làm thì quá nhiều, thời gian thì có giới hạn. Danh sách to do list nhiều khi cũng chưa phát huy tác dụng. Hãy tập trung vào success list (danh sách thành công). Đó là những việc bạn buộc phải hoàn thành để hướng tới sự thành công của bạn, hướng tới 1 mục đích xác định trong 3-6 tháng tới. Rồi tiến đến là 5-10 năm tới. Sống có mục đích là có mục đích sống. Mục đích của bạn, ko phải của người khác.
4
19
New comment Jun 25
2 likes • Jun 13
e chọn 21 ngày đọc hết cuốn PSYCHOLOGY OF INFLUENCE bằng tiếng Trung. hy vọng e còn sống để chia sẻ với mn. ~cảm giác còn áp lực hơn đồng ý kết hôn~
1 like • Jun 24
@Trần Trang còn nha, đang quằn quại nhưng e vẫn đọc nha
Tôi đã áp dụng "Thủ thuật" này để cải thiện vấn đề rỗng túi của bản thân
Thủ thuật 1: Luôn duy trì 1 nguồn thu cố định. =>Yêu và biết ơn công việc hiện tại luôn cho tôi có thu nhập để lo cho bản thân và gia đình. Thủ thuật 2: Tối thiểu là 1/10 thu nhập không được đụng tới. Ngày lĩnh lương, ngay lập tức bank khoản tiền có thể tiết kiệm sang tài khoản tiết kiệm. Sử dụng số này để đầu tư sao thì chia sẻ ở bài khác nhé ạ. Thủ thuật 3: Tính sẵn những khoản tiền bắt buộc phải chi hàng tháng – gọi là chi phí tối thiểu (tiền ăn, tiền điện, tiền xăng, tiền học phí), để riêng ra và không chi sang khoản khác. Thủ thuật 4: Tiết kiệm từ những đồng tiền lẻ theo cách: đi chợ luôn mang tiền về nhà. Tôi đã từng có cả 5 triệu tiền lẻ nhờ vào việc tiết kiệm từ tiền đi chợ. Thủ thuật 5: Cắt giảm những khoản chi tiêu dành cho vui chơi hoặc những khoản thể hiện phong cách sống. Không lướt mạng để mua sắm lung tung - cám dỗ chi tiêu nhiều lắm ạ. Thực ra, những thủ thuật để khắc phục túi tiền rỗng không phải là thủ thuật. Đây là bí mật mà tôi đã học được trong chương trình "Tiền Làm Chủ Cuộc Chơi" của thầy Nguyễn Phúc Quang Ngọc: Kiếm tiền sẽ giúp bạn có tiền chi trả cuộc sống… nhưng Giữ Tiền mới là Chiến lược Tạo Lập được sự giàu có và thịnh vượng. Ps: nửa năm 2024 sắp qua rồi, năm nay bạn có kế hoạch giữ lại được bao nhiêu tiền? Pss: Nguyện cho bạn có được sự giàu có toàn diện.
2
2
New comment Jun 27
1 like • Jun 24
lúc đang kẹt tiền tiêu vặt mà vẫn còn phần tiết kiệm nằm đó kg dc đụng đến, đấy mới là cảm giác đau đớn ~tâm sự của 1 con ong vô sản chăm chỉ~
1-10 of 16
Lyne Ng
3
39points to level up
@lyne-ng-8008
QC manager at Culp Fabrics Vietnam.

Active 128d ago
Joined May 15, 2024
powered by