Activity
Mon
Wed
Fri
Sun
Oct
Nov
Dec
Jan
Feb
Mar
Apr
May
Jun
Jul
Aug
Sep
What is this?
Less
More

Memberships

46 contributions to Chọn Thị Trường Đầu Tư BĐS
BA YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG ĐẦU TƯ BĐS
BA YẾU TỐ GIÚP CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO TỶ LỆ THẮNG TRONG THƯƠNG VỤ ĐẦU TƯ! 1.Buôn có bạn - Bán có phường Đầu tư một mình sẽ gặp rất nhiều bất lợi. Việc thuộc về một đội nhóm là rất quan trọng, bởi vì khi có nhiều quan điểm và nhận định bạn sẽ có thể phản biện, củng cố quan điểm với nhau. Từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác hơn. Để có một thương vụ thành công cần 6 nguồn lực sau: thời gian, kiến thức, kỹ năng, quan hệ, khách hàng, tài chính. Nhiều người đã nghĩ rằng nguồn lực đi đầu tư chỉ cần tài chính là đủ, điều này hoàn toàn sai lầm. Nếu chúng ta trong một đội nhóm và cùng phát triển các nguồn lực trên thì rủi ro sẽ được giảm, kiến thức của nhiều người vẫn hơn một người và mỗi người mạnh về một mặt chuyên môn sẽ đảm nhận một vị trí khác nhau. Ví dụ một người mạnh về pháp lý sẽ lo toàn bộ khâu pháp lý, một người mạnh về mặt tài chính sẽ tính toán dòng tiền, phương án tài chính đối với sản phẩm, mỗi người có một mối quan hệ với nguồn lực tại thị trường, môi giới tại địa phương, … 2.Là 1 phần - Đừng nên là tất cả Nhiều người nói nghề của tôi là đi đầu tư, nhưng trên thực tế bên trong nghề đầu tư còn chia làm các ngách nhỏ khác nữa. Ví dụ, chúng ta có thể chia thành các vị trí: tài chính, pháp lý, vận hành, truyền thông, bán hàng, săn nguồn,... => khi chúng ta chuyên ở một vị trí và tham gia vào một đội nhóm kết hợp với các thế mạnh của những thành viên khác sẽ tạo nên những bứt phá. Nếu bạn chỉ một mình mà làm hết các việc thì hiệu quả sẽ kém hơn và mất rất nhiều thời gian. Ngoài hoạt động đội nhóm, nếu bạn chỉ chơi một mình thì bạn sẽ không thể nào nắm được hết thông tin, vì vậy các bạn có thể tham gia vào các cộng đồng về BĐS để cũng trao đổi, tranh luận, tích lũy kiến thức. 3.Cộng - Trừ - Nhân - Chia Cộng: Cộng người chung chí hướng, chung quan điểm và chung đích đến với chúng ta Trừ: Trừ người không phù hợp, bởi vì trong một chặng đường khi chúng ta đã phát triển lên một level mới mà người ta vẫn “dậm chân tại chỗ”, người ta thường đổ lỗi, chỉ trích và không chủ động phát triển => mâu thuẫn, không thể đi cùng nhau lâu dài.
7
1
New comment Oct '23
Muốn đầu tư bđs thành công trước hết phải đầu tư vào kiến thức và sự trải nghiệm trước
Nhiều ACE có hỏi mình là nên mua bds ở đâu tiềm năng, nên mua loại hình phân khúc bds nào để sinh lời tốt nên bắt đầu bằng đầu tư bằng số tiền lớn hay nhỏ. Mình nói : Đúng ra người cần hỏi nhất là thị trường và hỏi bản thân mình. Về thị trường, ở đâu không biết chứ Hà Nội, Sài Gòn... các tp lớn dạo này đi đâu cũng thấy toàn mặt bằng trống đang treo bảng cho thuê lâu dài hoặc bán... nhiều mặt bằng góc đường đẹp như vậy mà cũng hẩm hiu là đã biết một phần câu trả lời. Gần 2 năm đổ lại, điểm chung của thị trường là: Càng làm càng lớn càng chết, nhiều khi không làm gì mà lại có lý hơn! Phải hết sức cẩn thận với cái câu cửa miệng “trong nguy luôn có cơ”, vì câu này chủ yếu dành để an ủi cho những ai đã lâm vô tình trạng “nguy” rồi, chứ tránh được nguy vẫn là thượng sách! Tuy nhiên, trong một số trường hợp đúng là trong lúc thị trường khó khăn lại là lúc cơ hội quý giá xuất hiện. Nhưng đây là lúc Bạn cần hỏi lại chính mình, là liệu mình có đang thật sự đứng trước một cơ hội “ngàn năm có một” hay không, kiểu như chậm lại một hai năm thì là đã quá trễ. Và quan trọng hơn, liệu nguồn lực của mình đã đủ: Ngoài Tiền là: Kiến thức, kĩ năng, am hiểu thị trường, quan hệ, đội nhóm.... Mình có đủ xuất sắc và đáp ứng với những nhu cầu đặc thù của thị trường đầy biến động như hiện nay hay không. Và quan trọng nhất, năng lực, khả năng của mình có đủ chín muồi để biến cơ hội thành hiện thực hay không. Nên nhớ, tiền bạc chỉ là yếu tố “cần” cơ bản, Kiến thức, kinh nghiệm, mối quan hệ, Tư duy, kĩ năng quản lý, thời gian, sự kiên trì, khả năng chấp nhận rủi ro, Truyền thông, công nghệ....mới là yếu tố “đủ”, quyết định thành bại. Coi vậy mà không phải dễ. Biết bao nhiêu NĐT chết là chết ở chỗ này. Tóm lại, giong thuyền ra biển lớn là có rủi ro, nhưng giong thuyền trong lúc sóng to gió lớn thì mức độ rủi ro chắc chắn tăng lên gấp nhiều lần. Quy mô càng lớn, thiệt hại càng lớn. Vậy nên Bạn hãy: Xây chắc nguồn lực của mình, để khi ra quyết định đầu tư, bạn tự tin về nó, chịu trách nhiệm cho nó, và có thể chấp nhận đương đầu với khó khăn, thử thách mà nó tạo ra. Khi vượt qua được khó khăn này là lúc bạn hưởng trái ngọt .
7
1
New comment Oct '23
4 GIAI Đoạn CỦA BĐS
1. Giai đoạn Phục hồi (Giai đoạn đi lên) - Giai đoạn này nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy tin tưởng hơn về thị trường, giá bđs lúc này tăng nhẹ trở lại. Ngân hàng bắt đầu giảm lãi xuất và cho vay mua bất động sản. Lúc này, các ngành liên quan như xây dựng, tín dụng ngân hàng cũng bắt đầu rục rịch sôi động trở lại. Các phương tiện truyền thông bắt đầu có những tin tức về sự biến đổi của thị trường. Các dự án sau 1 thời gian bất động cũng bắt đầu được triển khai trở lại, giá bđs bắt đầu tăng nhẹ dần đều. Đây là thời điểm “an toàn và rất thích hợp” cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường bất động sản do thời kỳ đóng băng đã đi qua, giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua. - Lưu y’: độ chính xác của thông tin càng cao thì khả năng NĐT chốt lời càng cao. - Lời khuyên: để chuẩn bị tốt nhất cho việc đầu tư thì NĐT cần tích cực mở rộng quan hệ và làm việc với những bên có trước thông tin về các dự án, thị trường để triển khai đầu tư từ sớm. Ví dụ: có thể thông qua việc nghiên cứu vĩ mô, tìm hiểu phân bổ nguồn vốn đầu tư công, tiến độ giải ngân về vốn… từ các kênh chính quyền, mối quan hệ chất lượng. NĐT nên tham gia ở giai đoạn này để giảm thiểu tối đa những rủi ro và dự trù trước những phương án xử ly’. 2. Giai đoạn tăng trưởng Lúc này, nhu cầu mua bất động sản rất phổ biến, các bất động sản được giao dịch với khối lượng nhiều, các sàn giao dịch, các văn phòng công chứng mọc lên hàng loạt và lúc nào cũng đông kín khiến Giá bđs tăng mạnh. Nhà nhà làm "cò đất" người người làm "cò đất", và phần lớn nhà đầu tư có thể chấp nhận mua với giá cao hơn giá chào bán.
10
3
New comment Oct '23
Chu kì nợ và tăng trưởng và suy thoái trong nền kinh tế
1) Phần đầu của chu kỳ: Trong giai đoạn đầu của chu kỳ, nợ không tăng nhanh hơn thu nhập, mặc dù tăng trưởng nợ rất mạnh. Đó là bởi vì tăng trưởng nợ đang được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động tạo ra tăng trưởng thu nhập nhanh. Ví dụ, tiền đi vay có thể giúp mở rộng doanh nghiệp và làm cho doanh nghiệp đó hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ tăng trưởng doanh thu. Gánh nặng nợ thấp và bảng cân đối kế toán lành mạnh, do đó, có nhiều dư địa để tư nhân, chính phủ và ngân hàng tăng cường phát triển. Tăng trưởng nợ, tăng trưởng kinh tế và lạm phát không quá nóng cũng không quá lạnh. 2) Bong bóng : Trong giai đoạn đầu tiên của bong bóng, các khoản nợ tăng nhanh hơn thu nhập và chúng tạo ra lợi tức tài sản nhanh chóng và tăng trưởng. Quá trình này nói chung là tự củng cố vì thu nhập, giá trị ròng và giá trị tài sản tăng lên khả năng vay của người vay. Điều này xảy ra bởi vì người cho vay xác định số tiền họ có thể cho vay trên cơ sở bên vay: 1) thu nhập dự kiến ​​/ dòng tiền để trả nợ, 2) giá trị ròng / tài sản thế chấp (tăng lên dưới dạng tài sản giá cả tăng), và 3) khả năng cho vay của chính họ. Tất cả những điều này cùng nhau tăng lên. Mặc dù tập hợp các điều kiện này không phải là bền vững vì tốc độ tăng nợ đang tăng nhanh hơn thu nhập cần thiết để phục vụ họ, người đi vay cảm thấy giàu có, vì vậy họ chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được và mua tài sản với giá cao bằng đòn bẩy. Đây là một ví dụ về cách điều đó xảy ra: Giả sử bạn kiếm được 50.000 đô la một năm và có giá trị ròng là 50.000 đô la. Bạn có khả năng vay 10.000 đô la mỗi năm, vì vậy bạn có thể chi tiêu 60.000 đô la mỗi năm trong một số năm, mặc dù bạn chỉ kiếm được 50.000 đô la. Đối với toàn bộ nền kinh tế, việc tăng vay và chi tiêu có thể dẫn đến thu nhập cao hơn và định giá cổ phiếu tăng và các giá trị tài sản khác, mang lại cho mọi người nhiều tài sản thế chấp hơn. Mọi người sau đó vay ngày càng nhiều hơn, nhưng miễn là khoản vay đó thúc đẩy tăng trưởng, nó có khả năng chi trả. 3) Đạt đỉnh: Khi giá được thúc đẩy bởi nhiều hoạt động mua có đòn bẩy và thị trường bị kéo dài, sử dụng đòn bẩy và định giá quá cao, nó sẽ trở nên chín muồi để đảo chiều. Điều này phản ánh một nguyên tắc chung: Khi mọi thứ tốt đến mức chúng vẫn chưa thể trở nên tốt hơn thì mọi người đều tin rằng chúng sẽ đạt được đỉnh cao hơn của thị trường đang được tạo ra. Mặc dù các đỉnh được kích hoạt bởi các sự kiện khác nhau, nhưng hầu hết chúng thường xảy ra khi ngân hàng trung ương bắt đầu thắt chặt và lãi suất tăng. Trong một số trường hợp, sự thắt chặt được tạo ra bởi chính bong bóng, bởi vì tăng trưởng và lạm phát đang gia tăng trong khi những hạn chế về năng lực đang bắt đầu trở nên căng thẳng.
10
4
New comment Dec '23
Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất
TÌM HIỂU VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Chúng ta hay nghe đến Quy hoạch sử dụng đất (QHSDD) rồi Kế hoạch sử dụng đất (KHSDD), trên "thị trường" thường có loại nào và "công dụng". Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu. I. Theo quy định tại Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì: 1. Quy hoạch sử dụng đất : Là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. 2. Kế hoạch sử dụng đất : Là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. 3. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải theo các tiêu chỉ sau: Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Dân chủ và công khai. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. Dựa trên các căn cứ trên, cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
7
2
New comment Oct '23
1-10 of 46