Khi đặt cọc mua nhà đất khách hàng cần lưu ý những gì?
Đặt cọc mua bán nhà đất là việc bên mua (dự định mua) sẽ chuyển cho bên có quyền sử dụng đất hoặc nhà ở (bên bán) tài sản đặt cọc (thường sẽ là tiền) để bảo đảm việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán. Có thể hiểu hợp đồng đặt cọc là một dạng hợp đồng dự bị để một thời gian sau sẽ thực hiện một giao dịch khác (ký hợp đồng mua bán chính thức). Vì vậy, để tránh các rủi ro về tiền bạc và pháp lý, khi đặt cọc cần lưu ý nhiều vấn đề.
1. Kiểm tra pháp lý căn nhà, đất
Mua nhà, đất cần chọn căn có đầy đủ giấy tờ pháp lý như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở để biết tài sản đó không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc có đang bị kê biên thi hành án, bị thế chấp hoặc đang chấp hành quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền hay không. Để đảm bảo an toàn, bạn nên yêu cầu bên bán đưa một bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (có công chứng mới nhất). Sau đó, người mua nên trực tiếp đến UBND địa phương yêu cầu cung cấp những thông tin tương tự rồi đối chiếu xem thông tin hai nguồn có khớp nhau hay không.
2. Kiểm tra tính chính danh của chủ nhà
Người mua cần đối chiếu thông tin chủ nhà như tên, ảnh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân có trùng khớp với thông tin trên sổ đỏ/sổ hồng không. Xin photo sổ đỏ/sổ hồng và các giấy tờ pháp lý của chủ nhà để kiểm tra tại chính quyền địa phương sở tại, từ đó xác định chính xác chủ nhà đó có phải là chính chủ hay không.
3. Kiểm tra xem nhà có bị quy hoạch không
Thông tin này có thể kiểm tra tại Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi bất động sản tọa lạc.
4. Tìm hiểu lịch sử nhà
Lịch sử ngôi nhà có thể không liên quan đến pháp luật nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người sử dụng căn nhà và tính thanh khoản. Ví dụ nếu trong nhà có người chết vì xô xát, tự tử hoặc bán nhà do vợ chồng li hôn, chia tài sản thì người ở thường sẽ không cảm thấy an tâm. Đó là tâm lý mua nhà phổ biến của người phương Đông, xem trọng các giá trị tâm linh, phong thuỷ. Nếu bạn mua nhà để ở và hoàn toàn không quan tâm đến những vấn đề này thì không sao nhưng nếu đầu tư chuyển nhượng, có thể người mua sau sẽ kén chọn, ngần ngại và từ chối. Rất nhiều người mua nhà để bán lại nhưng mua phải căn có người chết oan, khi dẫn khách tới xem nhà thì nghe hàng xóm bàn tán khiến giao dịch thất bại.
5. Kiểm tra điều khoản hợp đồng đặt cọc trước khi ký
Những điều khoản cần có bao gồm: thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, số tờ, số thửa, bản đồ vị trí, giá mua bán, các đợt thanh toán, ngày bàn giao nhà, thuế, lệ phí... Dù là hợp đồng đặt cọc cũng cần có chữ ký của cả vợ và chồng (nếu người bán có vợ/chồng) để tránh rắc rối.
Bạn còn biết lưu ý nào để tránh các rủi ro về tiền bạc và pháp lý khi đặt cọc không? Bình luận phía dưới cho mình biết nhé!
7
5 comments
Trần Hà
2
Khi đặt cọc mua nhà đất khách hàng cần lưu ý những gì?
Chọn Thị Trường Đầu Tư BĐS
skool.com/chon-thi-truong-au-tu-bs-6808
Chúng tôi giúp cho các nhà đầu tư cá nhân trở thành những nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp với hành trang kiến thức từ con số 0.
Leaderboard (30-day)
powered by