User
Write something
🔰 NHỮNG AI THƯỜNG XUYÊN ĂN KHUYA, NGỦ MUỘN. HÃY ĐỌC NGAY! 🔰
Bạn có biết trong cơ thể chúng ta gồm các nguyên tốt đất, nước, lửa, khí. Chúng ta là một tiểu vũ trụ thu nhỏ và là một phần của tự nhiên. Vì thế, chúng ta chỉ khỏe mạnh, khi dung hòa cùng với thiên nhiên. Khi Mặt Trời mọc, ta thức dậy, hít thở không khí của ngày mới. Khi Mặt Trời lên cao nhất trong ngày, ta cần nghỉ ngơi và nạp năng lượng. Khi mặt trời lặn, Mặt Trăng xuất hiện, ta cần thư giãn và ngủ sâu. Bạn sẽ khỏe mạnh, khi hoạt động cùng với giờ giấc của Trời Đất và phù hợp với giờ của các đường kinh trong cơ thể. Từ 3 - 5 giờ sáng (giờ Dần): Kinh Phế (Phổi) hoạt động 1) Nếu bạn có các bệnh liên quan đến Phế: bạn sẽ có các triệu chứng ho, sốt, đổ mồ hôi bộc phát dữ dội hơn, 2) Đây cũng là thời điểm Phế đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành. Bạn nên thức dậy trong thời gian này, uống chút nước ấm, hít thở khí trời. Từ 5 - 7 giờ sáng (giờ Mão): 1) Đại tràng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi tại tiện để thải chất độc Tuy nhiên, nếu bạn không đi đại tiện được trong thời gian này, bạn nên kiểm tra sức khỏe, điều trị bệnh liên quan hệ tiêu hóa. Bạn cũng nên tập những động tác khí công kích hoạt hệ tiêu hóa. Hoặc có thể bấm huyệt để việc tiêu hóa được dễ dàng. 2) 5h30 là thời điểm tốt nhất để bạn bắt đầu tập khí công, tập thể dục. (Lưu ý: bạn nên chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng cơ thể và tình trạng sức khỏe) Từ 7 - 9 giờ sáng (giờ Thìn): giờ Kinh Vị Lúc này dạ dày hoạt động tích cực nhất, đây là thời điểm lý tưởng để ăn sáng. Bạn cần cung cấp năng lượng, để chuẩn bị cho hoạt động hấp thụ lúc 9 -10 giờ. Từ 9 - 11 giờ sáng (giờ Tỵ): Kinh Tỳ. Lá lách hoạt động và hấp thu tốt nhất. Lúc này, não bộ hoạt động rất tốt (nếu bạn đã ăn sáng trước đó), bạn có thể sắp xếp những công việc sáng tạo, những việc khó cần giải quyết. Từ 11giờ sáng - 13 giờ chiều (giờ Ngọ): Kinh Tâm hoạt động. Thời gian âm dương thiếu cân bằng trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh. Lưu ý: bạn nên ăn trưa trong thời gian này, vì cơ thể cần năng lượng để cân bằng, chống lại sự mệt mỏi.
11
2
New comment Jun 20
🔥🔥TÌM HIỂU VỀ KỲ KINH BÁT MẠCH VÀ CHỨC NĂNG 🔥🔥
🟢 Kỳ kinh bát mạch là những mạch sinh ra đầu tiên (hoặc những Kinh đầu tiên) để tạo hình trong quá trình phát triển của thai nhi, và đôi khi được gọi là 8 Kinh Di Truyền,8 Kinh Tiên Thiên, 8 Kinh Tiền Thiên, hay 8 Kinh Tâm Linh. Những mạch này tạo sự hợp nhất của khí của cha và mẹ, và sự nối kết của khí trước khi sinh ra và khí có sau khi sinh ra của cơ thể. Mạch này nối kết kết nối chức năng với 12 Kinh Chính và chủ động tuần hoàn chân khí khắp cơ thể. 🟣 Có 5 chức năng chính: 1️⃣ Chúng phục vụ như Bể chứa Khí : nếu Khí chảy trong 12 Kinh chính trở nên quá mức, chúng tràn vào trong 8 Kỳ Kinh, trở nên như bể chứa Khí, nhận Khí vượt mức để lưu giữ và phân bổ, trong khi cùng lúc phân bố điều hoà lại mức khí. Nếu Khí chảy trong 12 Kinh Chính bị thiếu hụt, khí cất giữ trong 8 Kỳ Kinh lại phân bổ ra để điều chỉnh dòng Khí trong cơ thể một lần nữa, mang chúng trở lại sự cân bằng. 2️⃣ Chúng lưu giữ và luân chuyển dinh Khí : 8 Kỳ Kinh dẫn Khí của chúng từ Thận và có vai trong lưu trữ và luân chuyển dinh Khí của cơ thể ra toàn bộ các mô cơ, đặc biệt ra vùng da và tóc và đến 6 tạng kỳ lạ, cũng được biết như 6 tạng di truyền. 6 tạng đặc biệt là Não Bộ Xương, Tủy, Máu, và Túi Mật, cũng bao gồm Tử cung ở phụ nữ. 3️⃣ Chúng luân chuyển Vệ Khí (Khí bảo vệ) : để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Đốc Mạch,Nhâm Mạch và Xung Mạch có vai trò chính cho việc tuần hoàn Vệ Khí của cơ thể ra ngực, bụng và lưng 4️⃣ Điều chỉnh chu kỳ sống của cơ thể : chu kỳ thay đổi của phụ nữ (mỗi 7 năm) và đàn ông (mỗi 8 năm) được điều khiển bởi Mạch Nhâm và Mạch Xung. Những chu kỳ sống đó liên quan đến Tinh của cơ thể và vai trò của 8 Kỳ Kinh trong việc vận chuyển và tuần hoàn Tinh của cơ thể 5️⃣ 8 Kỳ Kinh cung cấp sự kết nối giữa não bộ, tử cung, mạch máu, túi mật, xương và tủy với dòng Khí bên trong cơ thể. Chúng bổ sung hình thành và điều hòa 6 tạng kỳ lạ với 6 nội tạng Dương chính và Thận. 🔹Não bộ được điều hoà khí bởi Đốc Mạch và Mạch Âm – Dương Kiều.
4
0
🔥🔥TÌM HIỂU VỀ KỲ KINH BÁT MẠCH VÀ CHỨC NĂNG 🔥🔥
Trở về để thành công hơn
Trong thế giới hiện đại, chúng ta thường bị đặt vào tình thế phải chạy theo thành công với niềm tin rằng nó sẽ đem lại hạnh phúc. Nhưng liệu thành công thực sự là chìa khóa duy nhất đến hạnh phúc trong cuộc sống? Thành công thường được định nghĩa bằng tiền bạc, danh tiếng và vị thế xã hội, nhưng hạnh phúc thực sự đến từ những cảm giác bình yên, sự mãn nguyện và kết nối với bản thân và những người xung quanh. Hạnh phúc không thể đo lường bằng tiền bạc, mà nó đến từ việc sống một cuộc sống có ý nghĩa và duy trì những mối quan hệ lành mạnh. Trong khi thành công có thể mang lại cảm giác hạnh phúc ngắn hạn, nhưng để có một cuộc sống hạnh phúc và bền vững, chúng ta cần cân nhắc và cân bằng giữa việc đạt được mục tiêu về mặt vật chất và việc nuôi dưỡng tâm hồn. Hãy tìm kiếm hạnh phúc không chỉ trong việc chạm tay vào thành công, mà còn trong việc tận hưởng những khoảnh khắc đơn giản và tạo ra những mối quan hệ ý nghĩa. Đó mới chính là bí mật để sống một cuộc sống đầy ý nghĩa và hạnh phúc. 🌐Website: www.lienhoaydao.vn 🌐Facebook: https://www.facebook.com/lienhoaydao?mibextid=ZbWKwL 🌐Youtube: https://youtube.com/@lienhoaydao?si=NrPz-3lBso0HZBNu 🌐Tiktok: https://www.tiktok.com/@lienhoaydao.vn?_t=8mEA8R9wqiz&_r=1 🌐Instagram: https://www.instagram.com/lienhoaydao.vn
8
2
New comment Jun 14
🔥🔥CHÚC TẾT ĐOAN NGỌ🔥🔥
🎉Nhân dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5, Trung tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Liên Hoa Y Đạo xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và tràn đầy niềm vui. ✨ Tết Đoan Ngọ, là một ngày lễ truyền thống lâu đời của người Việt Nam, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để mọi người cùng nhau sum vầy, quây quần bên gia đình và thưởng thức những món ăn đặc trưng như cơm rượu nếp, bánh tro, trái cây... Tết Đoan Ngọ cũng mang ý nghĩa thanh lọc cơ thể, xua tan đi những điều không may mắn và cầu mong sức khỏe dồi dào cho cả năm. Trung tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Liên Hoa Y Đạo luôn mong muốn mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe uy tín, chất lượng với phương châm "Sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi". Chúc Quý khách hàng một ngày Tết Đoan Ngọ ấm áp, hạnh phúc bên gia đình và luôn dồi dào sức khỏe! ❤ ----------------------------------------------------------------------------------- LIÊN HOA Y ĐẠO 📞Số điện thoại: 0901899079 ☎ Hotline: 0934044340 🏢Địa chỉ: Cơ Sở 1: 37A, Đường số 6, Cư xá Chu Văn An, P.26, Q.Bình Thạnh Cơ Sở 2: 7/4, Đường 57, Thôn 3, Ấp Tân Bình, Xã Bình Minh, Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 🌐Website: www.lienhoaydao.vn 🌐Facebook: https://www.facebook.com/lienhoaydao 🌐Youtube: https://youtube.com/@lienhoaydao 🌐Tiktok: https://www.tiktok.com/@lienhoaydao.vn 🌐Instagram: https://www.instagram.com/lienhoaydao.vn
6
3
New comment Jun 14
Bàn về Khí Huyết
Phế là cơ quan chủ khí, Thận là cơ quan chứa khí; vì vậy nên khí xuất phát từ Phế mà lại thu nạp về Thận. Tâm là cơ quan chủ huyết, Can lại là cơ quan tàng chứa huyết; vì vậy nên huyết xuất phát từ Tâm mà lại thu nạp về Can. Trong thân con người có Tôn khí (Mệnh môn hỏa), Doanh khí, Vệ khí (Tôn khí là nguồn chính của nguyên khí, tức là Đại khí phát sinh tại Đan điền thuộc tiên thiên, thứ khí nổi ra ở bên ngoài không đi theo vào Kinh là Vệ khí, nó có tác dụng gìn giữ nơi “biểu”, ngăn ngừa bên ngoài, vận hành mạnh mẽ Dương khí ở khắp thân thể. Thứ “thanh khí” vận hành ở trong kinh gọi là Doanh khí, giữ gìn bộ phận Doanh, bền chặt bên trong tức là một thứ Dương khí căn bản. Trong khoảng trời đất, chỉ có khí là có tác dụng thăng giáng; còn “thủy” thời phải theo khí để đi. Sách nói: “...trời bọc ngoài nước, nước trôi trên đất. Cái khí “nhất nguyên” thăng giáng ở trong khoảng thái hư, trong thân con người cũng lấy khí làm chủ, còn huyết thời cũng như thủy, không thể nhận huyết làm Doanh khí được...”. Linh Khu cũng nói: “...Doanh lại hóa huyết để nuôi dưỡng sự sống...”. Như vậy thời chỉ có Doanh khí mới hóa được huyết, sao lại có thể bảo huyết là Doanh được?). Nguyên khí, Trung khí, Cốc khí, Thanh khí, Chân khí, Dương khí, khí êm hòa, khí xuân thăng, v.v... đều là cái biệt danh của Vỵ khí cả (con người nhờ cái khí của thủy cốc để sống, cái tên Nguyên khí, chính là một thứ “tinh” ở trong con người, chỉ có Vỵ khí mới đủ thấm nhuần nó. Xem chữ Tinh (精) một bên là chữ Mễ (米), một bên là chữ Thanh (青) thời đủ biết cái “tinh” là do cái khí trong sạch (thanh) của cơm nước sinh ra. Tiêu hóa chuyển vận là nhờ nguyên khí, sinh ra khí huyết nhờ sự uống ăn, ở con người từ khí Tam tiêu và mạch của năm Tạng sáu Phủ đều khơi nguồn từ Vỵ, cho nên một khi Vỵ mắc bệnh, thời nguyên khí ở mười hai kinh lạc đều kém, tân dịch không lưu hành nữa, tay chân và các cơ quan khác đều mất sự che chở, chín khiếu cũng do đó mà không thông, mọi tật bệnh sẽ lần lượt phát sinh. Cho nên về phương pháp trị bệnh, bao giờ cũng chú trọng vào Tỳ Vỵ, nhất là đối với hai loại Nội Ngoại thương cần phải chú ý bổ Tỳ.
4
1
New comment Jun 8
Bàn về Khí Huyết
1-30 of 47
LIÊN HOA Y ĐẠO
skool.com/lien-hoa-y-ao-9170
Leaderboard (30-day)
powered by