Đầu tư BĐS ven theo các KCN theo từng giải đoạn
Bất động sản vùng ven Khu công nghiệp đang là xu hướng mới của các nhà đầu tư, đặc biệt những tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Dương,.... Báo cáo ngành cập nhật mới đây của Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) cho thấy, tính đến hết tháng 11/2020, Việt Nam có 369 khu công nghiệp (KCN) được thành lập; tổng diện tích 113.300ha; diện tích thương phẩm 73.600ha. Trong đó, KCN đang hoạt động là 280 khu; tổng diện tích 82.800ha; diện tích thương phẩm 56.600ha; tỷ lệ lấp đầy 70,1%. Còn 89 KCN đang xây dựng; tổng diện tích 30.500ha; diện tích thương phẩm 16.300ha. Về triển vọng bất động sản theo các chuyên gia nghiên cứu BSC cho rằng, vốn FDI thực hiện và đăng ký mới mặc dù vẫn ở mức thấp và giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên đã có xu hướng tăng, cải thiện so với các tháng đầu năm 2020 nhờ đại dịch Covid-19 được kiểm soát. Vì vậy bất động sản ven khu công nghiệp vẫn là xu hương đầu tư mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Chúng ta cùng đi xem xét 2 chiến lược mà các nhà đầu tư hay áp dụng với bất động sản ven các khu công nghiệp như sau. 1. Khi có thông tin một chủ đầu tư nào đó xin quỹ đất: Đầu tư đón thông tin quy hoạch khu công nghiệp: Đầu tư lúc này giá rẻ nhất nhưng rủi ro là nhà đầu tư có thể bỏ dự án, hoặc chính quyền không duyệt. Lúc này giá đất thường rất rẻ trung bình chỉ 1-3tr/m2 đất quy hoạch ở. Lợi nhuận cao nhất, rủi ro cao. 2. Đầu tư khi khu công nghiệp đã được phê duyệt, có quyết định quy hoạch của chính quyền. Lúc này thì chắc chắn hơn giá đất cũng có thể đắt hơn, nhưng an toàn hơn. Hãy nhớ là Phê duyệt quy hoạch nhưng chưa chắc đã triển khai xây dựng ngay. Tóm lại: Đầu tư giai đoạn này dành cho người nắm nhiều thông tin, và tìm hiểu sâu, an toàn khi mua đúng quy hoạch và quy định của nhà nước. Chấp nhận đầu tư nhìn ở tương lai có lợi nhuận cao, thời gian thanh khoản nhanh hay chậm tùy thuộc vào tiến độ triển khai của chủ đầu tư khu công nghiệp. - Giai đoạn đầu tư thứ 2: Khi chủ đầu tư triển khai. Giai đoạn này thường sôi động nhất, dễ thanh khoản nhất và là giai đoạn chốt lời của nhóm nhà đầu tư giai đoạn 1. Động thái của chủ đầu tư lúc này là đền bù đất cho dân, thông qua chính quyền họp dân đền bù, chi tiền làm đường, giải tỏa mặt bằng, ... ở giai đoạn này thậm trí sảy ra tình trạng sốt đất, độ "sốt" thì tùy vào độ lớn của khu công nghiệp và thời điểm thông tin đến nhà đầu tư. Và sẽ kéo dài cho đến giai đoạn khu công nghiệp được triển khai xây dựng.